Mía chính là món quà do thiên nhiên ban tặng bởi vì mía có rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Trong thành phần của mía chứa đường Saccharose, cacbonhydrat, và các acid amin...
Mía có tên khoa học Succharum officinarum L., thuộc họ lúa (Poaceae). Cây thảo cao. Thân đặc cao từ 2-4m, chia thành nhiều đốt rõ, dài 2-5cm, đường kính 2-5cm, bên trong gần như có màu trắng, nhiều xơ, chứa nhiều nước. Lá phủ một lớp sáp, to, bẹ có nhiều lông dễ rụng. Cụm hoa là chùy rộng và to ở ngọn cây, bông nhỏ có một hoa sinh sản.
- Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía còn được gọi bằng những cái tên khác rất xa lạ với chúng ta hiện nay như là cam giá, vu giá, thử giá... vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh vị và phế, có công dụng thanh nhiệt trừ phiền, bên cạnh đó còn sinh tân nhuận táo, hoà trung hạ khí.
- Trong dân gian lưu truyền nhiều kinh nghiệm dùng nước mía để chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ. Ví như, dùng nước mía có pha thêm một chút nước gừng tươi để chữa chứng nôn mửa, dùng nước mía đun nóng để tạo ra một loại thức uống giữ ấm nhưng vẫn điều hòa cơ thể.
- Khi viêm kết mạc cấp tính nên uống nước mía có hoà lẫn nước sắc hoàng liên để giúp chống viêm, tiêu sưng và giảm đau nhanh chóng.
- Với các bệnh lý hô hấp có biểu hiện môi khô họng khát, ho khan, có cảm giác sốt nhẹ về chiều, hay ra mồ hôi trộm, đại tiện táo kết... nên ăn cháo nấu bằng nước mía để thanh hư nhiệt, nhuận phế, chỉ khái và trừ đàm... Tuy nhiên, mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng và những người mắc bệnh tiểu đường thì nên kiêng cữ tuyệt đối không được đụng đến nước mía.
Thành phần dinh dưỡng:
Chủ yếu chứa đường Saccharose, ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể; Vitamin B1, B2, B6, C; Các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt... và các acid hữu cơ có chứa acid succinic, acid fumaric, acid malic, acid citric...
- Trong dân gian lưu truyền nhiều kinh nghiệm dùng nước mía để chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ. Ví như, dùng nước mía có pha thêm một chút nước gừng tươi để chữa chứng nôn mửa, dùng nước mía đun nóng để tạo ra một loại thức uống giữ ấm nhưng vẫn điều hòa cơ thể.
- Khi viêm kết mạc cấp tính nên uống nước mía có hoà lẫn nước sắc hoàng liên để giúp chống viêm, tiêu sưng và giảm đau nhanh chóng.
- Với các bệnh lý hô hấp có biểu hiện môi khô họng khát, ho khan, có cảm giác sốt nhẹ về chiều, hay ra mồ hôi trộm, đại tiện táo kết... nên ăn cháo nấu bằng nước mía để thanh hư nhiệt, nhuận phế, chỉ khái và trừ đàm... Tuy nhiên, mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng và những người mắc bệnh tiểu đường thì nên kiêng cữ tuyệt đối không được đụng đến nước mía.
Thành phần dinh dưỡng:
Chủ yếu chứa đường Saccharose, ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể; Vitamin B1, B2, B6, C; Các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt... và các acid hữu cơ có chứa acid succinic, acid fumaric, acid malic, acid citric...
Tác dụng thực dưỡng:
- Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng trong trường hợp ho khan ít đàm, kể cả chứng ho ra máu; còn dùng trong các chứng mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát; cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần.
- Theo thực nghiệm còn cho thấy, trong mía có chứa rất nhiều loại đường, điều đó có tác dụng ức chế các khối u ác tính (ung thư).
- Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng trong trường hợp ho khan ít đàm, kể cả chứng ho ra máu; còn dùng trong các chứng mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát; cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần.
- Theo thực nghiệm còn cho thấy, trong mía có chứa rất nhiều loại đường, điều đó có tác dụng ức chế các khối u ác tính (ung thư).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét